Với mỗi một Doanh nghiệp thì bộ Báo cáo tài chính phản ánh rất trung thực
tình hình hoạt động tài chính cũng như thực trạng tài sản và nguồn vốn hiện tại
của Doanh nghiệp. Vì vậy BCTC đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển bền
vững của Doanh nghiệp. Với mỗi sinh viên kế toán mới ra trường chưa có kinh
nghiệm, hay kế toán viên, việc lập thành thạo BCTC sẽ mở ra cho các bạn nhiều cơ
hội nghề nghiệp sự tự tin trong công tác kế toán .
Kế toán
thuế S3 sẽ hướng dẫn các bạn cách lập
báo cáo tài chính:
a. Bảng cân đối kế toán
+ Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “ Bảng Cân Đối
Kế toán “ Năm
trước.
+ Cột số năm nay: Chuyển số liệu của các TK từ loại 1 đến loại 4 ( phần số dư
cuối kỳ ) trên bảng CĐPS năm và ghép vào từng chỉ tiêu tương ứng trên Bảng CĐKT.
Ví dụ : Chỉ tiêu [110]- “ Tiền và các khoản tương đương tiền “ bằng (=) Số dư Nợ
cuối kỳ của các tài khoản 111 + TK 112 + TK 121 ( đối với các khoản đầu tư ngắn
hạn có thời hạn dưới 3 tháng ).
+ Riêng đối với các chỉ têu liên quan đến khách hàng và nhà cung cấp ( người
bán ) thì căn cứ vào Bảng Tổng Hợp TK 131, 331
b. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
+ Cột số năm trước: Căn cứ vào cột ngăm ngay của “ Báo cáo kết quả kinh doanh
“ năm ttrước
+ Cột số năm nay : CHuyển số liệu từ Bảng CĐPS năm của các TK từ loại 5 đến
loại 8 ( phần số phát sinh ) và ghép vào từng chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo
KQKD.
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ “
năm trước.
+ Cột Số năm nay : Căn cứ vào sổ Quỹ tiền mặt và Tiền gửi Ngân hàng, hoặc căn
cứ vào số phát sinh TK tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàgn trên NKC. Nếu căn cứ vào
Sổ Quỹ Tiền Mặt và Tiền gửi Ngân hàng :
+ Trên sổ quỹ TM, tính tổng số phát sinh của cả kỳ kế toán tại cột thu, chi
bằng hàm subtotal
+ Đặt lọc cho Sổ quỹ TM ( lưu ý không lọc cácc chỉ tiêu đè có định )
+ Trên cột TK đối ứng lọc lần lượt từng TK đối ứng vừa lọc và bên cột Diễn
giải sẽ xuất hiện nội dung của nghiệp vụ. Nội dung này tương ứng với từng chỉ
tiêu nào trên “ BC lưu chuyển tiền tệ “ thì mang số tiền tổng cộng về đúng chỉ
tiêu đó trên “ BC lưu chuyển tiền tệ “. Nếu có nhiều nội dung chung cho một chỉ
tiêu thì thực hiện cộng nối tiếp vào sổ đã có. Nếu nội dung lọc lên mà không
biết đưa vào chỉ tiêu nào thì đưa vào thu khác hoặc chi khác.
+ TÍnh tổng cộng phát sinh của cả kỳ kế toán trên NKC bằng hàm subtotal
+ Đặt lọc cho sổ NKC ( Lưu ý : không lọc các tiêu đề cố định ).
kê khai thuế
+ Trên NKC, ở Cột TK nợ/ TK Có các bạn lọc lên TK Tiền Mặt, sau đó lọc tiếp
lần lượt từng TK đối ứng bên Cột TK đối ứng. Khi Đó hàm subtotal sẽ tính tổng số
tiền của TK đối ứng vừa lọc và bên cột Diễn giải sẽ xuất hiện nội dung của
nghiệp vụ.. ( Làm tương tự các phần tiếp theo như khi căn cứ vào sổ Quỹ tiền mặt
)
d. Thuyết minh báo cáo tài chính :
Là báo cáo giải thích thêm cho các biểu: bảng CĐKT, báo cáo KQKD, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Các bạn căn cứ vào Bảng Cân Đối Kế Toán, Báo cáo KQKD, Báo cáo
LCTT, Bảng cân đối số phát sinh năm, Bảng trích Khấu hao TSCĐ ( trường hợp
thuyết minh cho phần TSCĐ) và các sổ sách liên quan để lập.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét